Những nguyên nhân khiến bạn bị từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm

Mời bạn cùng Ngọc Điệp tìm hiểu:

“Những nguyên nhân khiến bạn bị từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm”

1.Kê khai sai yếu tố quan trọng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ:

Nguyên tắc quan trọng nhất khi kí kết 1 hợp đồng bảo hiểm là “tính trung thực tuyệt đối”.  Vì vậy hãy thật trung thực trong toàn bộ các văn bản của hợp đồng bảo hiểm.

Có thế nói quy tắc này là chuẩn mực của mọi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trên toàn thế giới. Đây là các trường hợp phía công ty bảo hiểm chứng minh được rằng khách hàng đã kê khai sai thông tin quan trọng để giấu đi (hay hạ thấp) mức độ rủi ro tử vong của người được bảo hiểm, lúc này nhà bảo hiểm sẽ có quyền từ chối chi trả.

Cách duy nhất để không bị rơi vào trường hợp đáng tiếc này là hãy thật trung thực trong toàn bộ các văn bản của hợp đồng bảo hiểm, nếu người được bảo hiểm có lịch sử hút thuốc trong 20 năm và đã bỏ 2 năm thì hãy ghi đúng như vậy, đừng chọn “hoàn toàn không hút thuốc”. Trường hợp uống rượu cũng tương tự như vậy, dù người được bảo vệ tử vong do bệnh không liên quan đến rượu nhưng nếu bạn không trung thực, bạn hoàn toàn có khả năng bị từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến tranh luận “bảo hiểm nhân thọ là lừa đảo”. Đó là vì bạn chưa hiểuhoặc tư vấn viên của bạn chưa giải thích rõ cho bạn về nguyên tắc này trong hợp đồng bảo hiểm.

“Đơn giản là nửa chiếc bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật sẽ không còn là sự thật nữa”.

2.Để hợp đồng bị vô hiệu:

Hiển nhiên là công ty bảo hiểm sẽ không thanh toán quyền lợi bảo hiểm cho người thụ hưởng nếu hợp đồng liên quan đã bị vô hiệu lực. Lý do phổ biến nhất để dẫn đến việc này chính là không đóng phí bảo hiểm. Nhưng hãy nhớ rằng với tư cách là người thụ hưởng, công ty bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ chứng minh với bạn rằng:

Một là: các thông báo đóng phí đã được gửi đến đúng địa chỉ, trong khung thời gian hợp lệ

Hai là: thông báo đóng phí kể trên đã chỉ rõ cho khách hàng thấy nguy cơ bị huỷ hợp đồng từ đóng phí muộn (hay không đóng).

Hai điểm quan trọng trên sẽ là căn cứ chính để người thụ hưởng nhận được quyền lợi bảo hiểm ngay cả khi hợp đồng bị huỷ vì công ty bảo hiểm không thực hiện nghiêm túc việc thông tin tới khách hàng. Nếu chủ hợp đồng không cố tình phớt lờ các hoá đơn này thì bạn cũng đừng vội tuyệt vọng khi nghe tin hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã bị vô hiệu, nhà bảo hiểm sẽ vẫn chi trả khi lỗi thông tin thuộc về phía họ.

3.Không chỉ rõ người thụ hưởng:

Đây là một trong lý do chính khiến cho giới luật sư thừa kế chưa bao giờ hết việc, sự thực là  quan hệ pháp lý giữa các cá nhân trong xã hội hiện đại không bao giờ là bất biến. Hãy xem xét ví dụ sau: hai vợ chồng chưa có con cùng mua bảo hiểm nhân thọ và chỉ định người thừa kế hợp pháp là người thụ hưởng, mọi sự sẽ rất đơn giản nếu họ vẫn còn kết hôn khi một trong hai người qua đời, hoặc đã có con chung. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc hôn nhân kể trên đã kết thúc tại toà án trước đó? Nếu không được chỉ rõ trong di chúc thì vợ hay chồng cũ sẽ không có tư cách thừa kế hợp pháp và vì vậy, hoàn toàn không thể đưa ra yêu cầu thanh toán. Cách tốt nhất để tránh trường hợp tiền treo người nhịn này chính là cân nhắc thật kỹ càng, kín kẽ về chi tiết tưởng như không thể đơn giản hơn: người thụ hưởng.

Một lời khuyên rất hữu ích từ các chuyên gia tài chính là lãy thường xuyên xem xét lại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bạn sẽ chỉ có thể đưa ra những thay đổi thích hợp và đúng lúc nếu tuân thủ nguyên tắc này.

4. Chủ hợp đồng (là doanh nghiệp) không hoàn thiện hồ sơ bảo hiểm:

Tốt hơn hết là không nên đặt cả tương lai gia đình mình vào các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dạng này (chúng cũng thường có giá trị không cao), và tự mua lấy bảo hiểm cho bản thân mình

Ngày càng nhiều công ty hay tổ chức đưa bảo hiểm nhân thọ thành một phần trong cơ chế đãi ngộ người lao động. Khi đó, bên sử dụng lao động cũng đồng thời là chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và sẽ có trách nhiệm thanh toán phí bảo hiểm cho nhân viên của mình. Tuy nhiên việc này cũng đưa đến sự thực là quyền quyết định thực sự trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không thuộc về người được bảo hiểm (nhân viên công ty) mà lại chính là doanh nghiệp. Các thiếu sót (nếu có) trong hồ sơ bảo hiểm hay đóng phí… từ phía chủ hợp đồng bảo hiểm rất có thể sẽ dẫn đến việc hợp đồng bị vô hiệu hoá mà hậu quả trực tiếp là bị từ chối chi trả khi xảy ra rủi ro. Nhìn chung thì việc giải quyết thoả đáng các trường hợp này sẽ đòi hỏi đến toà dân sự với sự góp mặt của ba bên, chắc chắn là rất tốn kém cả thời gian lẫn công sức, tiền bạc. Tốt hơn hết là không nên đặt cả tương lai gia đình mình vào các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dạng này (chúng cũng thường có giá trị không cao), và tự mua lấy bảo hiểm cho bản thân mình.

Ở khía cạnh nào đó thì bảo hiểm nhân thọ chính là sợi dây bảo hộ cuối cùng cho gia đình bạn. Nếu muốn đảm bảo tương lai tài chính an toàn cho những người thân yêu của mình thì điều cốt yếu là hãy nhận thức đúng tầm quan trọng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và xem xét nó thật kỹ càng, hãy hiểu rõ từng chi tiết, từng điều khoản trước khi đặt bút ký. Biết đâu nửa giờ đọc hợp đồng ngày hôm nay sẽ tiết kiệm cho gia đình người mua bảo hiểm nửa năm kiện tụng  và vô số tiền của trong tương lai.

———-/————-
Mọi thắc mắc và nhu cầu về Bảo hiểm, Chỉ cần bạn gọi cho tôi, tôi sẽ hỗ trợ bạn hết mình và tận tâm.
?Ngọc Điệp – AIA Exchange?
☎️0902.559.445
? www.baohiemvagiadinh.com
?www.facebook.com/baohiemvagiadinh

Share your thoughts